luna

x_3d6a9dba

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2008

Triet hoc: Doi dieu ve Hanh Phuc




- Điều đó có nghĩa là con người phải biết tạo dựng hạnh phúc từ lẽ phải tâm hồn của mình. Lẽ phải của một con người là cảm giác hạnh phúc của chính người đó. Người ta hạnh phúc vì lẽ phải tràn ngập trong tâm hồn. Khi nào hạnh phúc của mỗi người được tạo dựng trên cơ sở lẽ phải tâm hồn thì khi đó, hạnh phúc của từng cá nhân sẽ bồi đắp nên hạnh phúc dân tộc.

- Một dân tộc hạnh phúc là một dân tộc tất cả mọi con người đều hạnh phúc, tự tin vào tương lai của mình. Để có được hạnh phúc, điều đầu tiên mà mỗi con người cần làm chính là rèn cho mình năng lực đi tìm lẽ phải, tạo dựng hạnh phúc trên cơ sở lẽ phải tâm hồn.
- Hạnh phúc bền vững là một không gian tinh thần mà ở đấy có sự chung sống, sự hợp tác giữa quá khứ và tương lai, giữa thành tựu và triển vọng. Nếu con người không có quá khứ thì con người không có niềm tự hào. Dĩ vãng hay sự thành công tạo ra một trong những nền tảng vững chắc của hạnh phúc. Nhưng để duy trì được hạnh phúc đó thì con người phải có lối thoát, phải tìm cách giải phóng ra khỏi sự ràng buộc của các tất yếu, nghĩa là mở rộng không gian tự do, và khi mở rộng được không gian tự do thì con người có triển vọng. Do vậy, hạnh phúc là sự hợp thành của hai yếu tố thành tựu và triển vọng, tuy nhiên, không phải thành tựu mà chính triển vọng mới là dấu hiệu cơ bản của hạnh phúc bền vững.

-Thành tựu của con người là kết quả của tự do, kết quả của sáng tạo, cho nên ảnh của nó trong tâm hồn con người cũng tự do. Khi ảnh của các thành tựu tự do, tâm hồn con người cũng tự do theo, vì ảnh của các thành tựu là nội dung của tâm hồn con người

- Toàn bộ sự sáng suốt của con người là tìm ra khuynh hướng đúng. Khuynh hướng đúng là đi đến những giới hạn để con người phát triển mà không bị chặn lại. Bởi vậy, triển vọng là một khái niệm hết sức quan trọng, bởi vì nếu như sau khi đạt được một thành tựu mà con người không còn nhìn thấy triển vọng nữa thì con người sẽ rơi vào trạng thái bất hạnh.
Như vậy, con người có thành công trong tương lai hay không thì tùy thuộc vào việc họ tự giải phóng mình ra khỏi các tất yếu mà họ nhận thức trước đây như thế nào. Con người cần tìm cách để giải phóng mình ra khỏi các tất yếu của nhận thức trước đó. Người có tầm nhìn là người nhận ra khoảng cách giữa năng lực hiện có của mình với khả năng của mình, nghĩa là các tất yếu, và đi tìm cách nới rộng các tất yếu để tạo cho mình triển vọng lớn hơn. Mỗi con người cần phải đi tìm lối sống, đi tìm lối thoát cho cuộc đời mình. Đi tìm lối thoát ra khỏi sự bế tắc hiện tại chính là đi tìm hạnh phúc, bởi vì khi nào con người dịch chuyển sang miền tương lai thì khi đó con người có khả năng hạnh phúc. Hạnh phúc chính là khi con người nhận ra được lợi ích về tương lai.
- Do đó, hạnh phúc là mảnh đất có sự chung sống giữa thành tựu và triển vọng. Vậy, làm thế nào để con người luôn luôn có triển vọng? Không có câu trả lời nào khác ngoài việc mỗi con người phải tìm cách trang bị năng lực triển vọng cho chính mình.

- Vậy nếu con người tiên lượng được và để cho mình phát triển một cách đa dạng, thì con người sẽ có những năng lực tiềm ẩn để vào những lúc cần thiết, bằng tầm nhìn, họ sẽ chuẩn bị phá vỡ các ranh giới của tất yếu đối với loại năng lực đã có và tạo ra những ranh giới mới của tất yếu đối với những năng lực mới xuất hiện. Sự đa dạng tinh thần là tiền đề của sự đa dạng năng lực, từ đó con người tìm thấy các miền triển vọng cho mình.

- Con người không những có khả năng dự báo mà còn có một năng lực bẩm sinh để linh cảm thấy triển vọng, phân tích và xây dựng hệ tiêu chuẩn cho miền triển vọng, hay đấy chính là khái niệm thiết kế ra tương lai. Người hạnh phúc là người chủ động, người biết rất rõ lộ trình sống, lộ trình làm việc, lộ trình cống hiến, lộ trình thưởng thức của mình và người ta thưởng thức một cách hợp lý tất cả những yếu tố mà cuộc sống đem lại. Nội dung sống của con người là kiểm soát hàng ngày những gì mình chịu trách nhiệm và cái vĩ đại của một con người chính là sự bám riết lấy cuộc sống đó. Cuộc sống mà con người chịu trách nhiệm càng dài, càng rộng bao nhiêu thì con người càng vĩ đại bấy nhiêu

- Tự do là không gian mà ở đấy con người không bị áp đặt, con người tự mình cân bằng với chính mình và tự mình cân bằng với cuộc sống. Tự do là sự dịch chuyển song song giữa ý nghĩ và hành vi. Tuy nhiên, tự do cũng vẫn là phương tiện, tự do không phải là mục đích. Mục đích cuối cùng của con người là hạnh phúc

- Không gian tự do bên ngoài chính là hoàn cảnh khách quan, được thể hiện tập trung bằng chính sách, thể chế và luật pháp. Chúng vừa kiểm soát, vừa hạn chế, vừa xúc tiến con người phát triển. Vì suy ra cho cùng, tự do là không gian mà ở đó các quyền con người được đảm bảo. Tự do không chỉ là quyền tự nhiên như các nhà hiền triết cổ xưa vẫn bàn đến. Tự do bây giờ phải được khẳng định là các quyền chính trị, các quyền xã hội, các quyền văn hóa, các quyền kinh tế. Đấy là các nhóm quyền tự do của con người, hay còn gọi chung là nhân quyền, nhân quyền chính là vỏ vật chất, vỏ pháp chế của tự do

- Không gian tự do bên trong và không gian tự do bên ngoài không phải có mối tương quan theo tỉ lệ 50/50 mà đó là hai miền khác nhau. Và thậm chí, cái miền bên ngoài, miền khách quan càng hẹp thì miền bên trong càng lớn. Bởi vì con người có nhu cầu lang thang, nếu không lang thang được trên mặt đất hình học thì người ta phải lang thang trong tâm hồn. Con người càng ít tự do với thể chế bao nhiêu thì con người càng tôn trọng tự do bên trong của mình bấy nhiêu, và họ trở thành những người thâm trầm sống bằng nội tâm. Sống bằng nội tâm là thả mình vào miền tự do bên trong của đời sống tinh thần. Đấy là nơi cư trú của con người tạm thời chưa có tự do bên ngoài. Nhưng một khi con người còn chưa có không gian tự do bên ngoài thì con người không thể phát triển được. Phát triển chính là sự hòa hợp giữa không gian tự do bên trong và không gian tự do bên ngoài. Ở nơi nào không gian khách quan và không gian tinh thần hỗ trợ được lẫn nhau thì nơi đó có sự phát triển, có nền tảng vững chắc của hạnh phúc con người.
Con người có cảm giác hạnh phúc trọn vẹn trong ngày hôm nay nhưng con người sẽ có một cuộc đời trọn vẹn nếu con người biết lo nghĩ đến cuộc đời chứ không phải lo nghĩ đến một ngày. Hạnh phúc là sự vươn tới những vẻ đẹp khác nhau của đời sống tinh thần.

- Về mặt triết học, vươn tới những giá trị cao hơn chính là bản chất hướng thiện, là phẩm hạnh quan trọng nhất mà con người cần phải có trong hành trình đi tìm hạnh phúc. Con người phải vươn tới những giới hạn mà người ta không thể thỏa mãn được, và chính trong quá trình ấy, con người chiến thắng mình và chiến thắng tất cả những gì cản trở mình, điều đó làm cho hạnh phúc trở nên đúng đắn.

- Hạnh phúc nằm ngay trong chính khát vọng vươn tới sự hoàn thiện của con người. Con người hoàn thiện mình, hoàn thiện các sản phẩm của mình, và hoàn thiện các rung động của mình, đấy chính là cuộc hành hương vĩ đại của mỗi một con người để kiếm tìm hạnh phúc cho mình và cho cả cộng đồng.
Muốn có hạnh phúc là phải tự do.

- Tự do về mặt thể xác lẫn tinh thần. Phải có một điều kiện sống thoải mái về mặt kinh tế, đồng thời lại không bị lệ thuộc và ai, vào những lỗi lầm đã qua, vào những quan niệm ràng buộc bản thân.

- Bên cạnh đó, con người phải sống có lòng đam mê và tình yêu thì mới có hạnh phúc.

Đam mê với những gì mình làm thì cuộc sống sẽ tràn đầy những lễ hội ánh sáng. Và tình yêu nữa, phải biết yêu thiên nhiên, yêu động vật, yêu trẻ thơ, yêu người già, yêu những người xung quanh mình thì mình sẽ không cỏn cảm giác cô đơn. Chứ nếu chỉ biết có mỗi mình ta thì rất cô đơn và không thể nào có hạnh phúc.


- Hạnh phúc là khi bạn biết cho đi, biết chia sẻ, cảm thông, biết vị tha và bạn có một trái tim nhân hậu. Có ai đó đã nói rằng: Cảm ơn đời để mỗi sớm mai thức dậy ta co thêm một ngày nữa để Yêu Thương. Vậy đó không phải la hạnh phúc sao?

- Ta được sinh ra trên đời này là một điều may mắn và hạnh phúc rồi, hãy luôn biết bằng lòng với những gì mình đã có để sống tốt hơn. Hãy luôn nâng niu, trân trọng những gì bạn đang có, những gì xung quanh bạn...kẻo mai này bạn không còn cơ hội làm được như thế nữa. Bạn hãy học cách "cho" và cho vô điều kiện rồi bạn sẽ được "nhận" rất nhiều( ít nhất là bạn nhận được sự thanh thản nơi chính tâm hồn mình); Bởi vì cuộc đời công bằng lắm, không ai được tất cả và không ai mất tất cả bao giờ.

- Hạnh phúc là khi bạn biết cân bằng cuộc sống của chính mình, giữa gia đình, bạn bè, sự nghiệp, tình yêu, tinh thần và sức khoẻ. Bạn hãy coi trọng tất cả những yếu tố trên, nếu không sau này bạn phải đánh đổi cả gia tài của cuộc đời mình cũng không lấy lại được những gì đã mất.

- Bạn hãy luôn nở nụ cười với tất cả những người bạn gặp, hãy thầm gửi những lời cầu chúc cho những người kém may mắn hơn bạn; hãy sẵn sàng giành hàng giờ để chia sẻ với những người thân yêu khi họ cần tới bạn; bạn đừng quên sinh nhật của những người thân yêu bạn nhé; bạn hãy yêu trẻ con như yêu chính tuổi thơ của bạn; bạn đừng bao giờ quên rằng Mẹ là niềm tin tuyệt vời nhất, bởi thế hãy tìm đến Mẹ mỗi khi bạn thấy hạnh phúc hay khổ đau; Khi yêu ai đó bạn hãy yêu bằng trọn vẹn trái tim mình, Hãy sống lãng mạn một chút bạn sẽ thấy cuộc sống không bị chi phối bởi những lo toan bề bộn sẽ dễ chịu lắm đấy. Bầu trời này, mặt đất này, những đám mây, vầng trăng hay những vì sao và cả cuộc sống này nữa...tất cả là hạnh phúc của bạn của bạn đấy nếu bạn biết cách cảm nhận và yêu thương.


- Từ quy luật trên ta cũng có thể thấy "hạnh phúc không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi đối với mỗi chúng ta, nó chỉ biến đổi từ trạng thái hạnh phúc này sang trạng thái hạnh phúc khác "
Và nó sinh ra khi chúng ta nhận ra hạnh phúc, chúng biến mất khi chúng ta không chấp nhận hoặc cải thiện. Khi đó nó biến thành cái khiến chúng ta không còn nhận ra được đó là hạnh phúc.


- Khó khăn là thử thách, thất bại hay mọi điều gì đó có đôi lúc bị chúng ta coi là bất hạnh nhưng thực chất nó chỉ là thử thách mà thôi! Cô coi khó khăn là cơ hội, thậm chí cô còn yêu thích nó..?

- Ai cũng có một cái tôi kiêu hãnh và ai cũng muốn tôn cái tôi của mình lên thống soái. Ngai vàng chỉ thuộc về những cá nhân ý thức được cá tính không phải là tất cả châu báu của đời người. Điều quý giá sau cùng nằm ở tài năng và nhân cách


Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà chỉ có tự mình trải nghiệm mới có thể học được. Nhưng học từ kinh nghiệm của người khác cũng là một cách trải nghiệm hữu ích.

“nếu con người sống thiếu một triết lý thì không đáng để tồn tại”

"Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người.

Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố "

Có ba nguồn để tiếp nhận tri thức. Một là tiếp thu các tri thức của tổ tiên truyền lại, từ sách vở, từ các nguồn truyền bá tri thức các nơi khác v.v... Hai là từ các thực nghiệm khoa học được các dữ liệu, thông tin rồi đùng tư duy nhận thức xử lý chúng để đạt được các tri thức mới. Ba là suy luận lý thuyết từ các tri thức đã có để đạt được các tri thức sáng tạo.

"Xưa cụ Gớt từng mơ: Hạnh phúc nhất là kinh nghiệm như người 70 mà lại ngây thơ, cái gì cũng ngạc nhiên, cái gì cũng muốn hỏi như bé lên ba. Chí lý thiệt!".

Là con nhà nòi, ta có đúng 10% khả năng trở thành nhân tài. Còn 90% nữa là do sức lao động bỏ ra trong ba bốn chục năm đèn sách. Con nhà nòi, dù có năng khiếu bẩm sinh đến đâu chăng nữa mà không dày công học hỏi, nghiên cứu và thực nghiệm, thì mãi mãi chỉ là kẻ thất học mà thôi.
Dằng sau mỗi cuộc sống cao quý có những nguyên tắc để hình thành nên cuộc sống đó. (George H. Lorimer)
Chúng ta được hình thành do những gì chúng ta lập lại nhiều lần.
Như vậy, sự vượt trội không phải là một hành vi, mà là một thói quen
(Aristotle)

Theo Chungta.com

1 nhận xét:

Luna2

x_3d6a1fbb